Kết quả tìm kiếm cho "giống bắp"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 751
Khi đất trời bước vào thời điểm mưa “già”, nông dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) cũng bắt đầu vào vụ mùa ruộng trên. Dù không mang hiệu quả kinh tế quá cao, nhưng ruộng mùa trên vẫn là nguồn thu nhập giúp nông dân Khmer vượt qua khó khăn, duy trì tập quán canh tác lâu đời.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nông dân quan tâm, nhằm khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, nâng cao thu nhập. Trong đó, sương sâm được nhiều bà con lựa chọn nhờ dễ trồng, ít công chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.
ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất và xuất khẩu cá tra của cả nước. Bên cạnh những thuận lợi, ngành hàng này hiện đang đối mặt nhiều khó khăn, như giá cả bấp bênh, chi phí đầu vào tăng cao, cùng những yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa ngư dân - doanh nghiệp được xem là giải pháp mang tính chiến lược để ngành cá tra phát triển bền vững.
Từ loài giun tái sinh toàn bộ cơ thể đến cá ngựa vằn liền tủy sống và thằn lằn mọc lại đuôi, các loài động vật có khả năng tái tạo phi thường đang truyền cảm hứng cho các liệu pháp điều trị ở người.
Trong những chuyến đi của nghề báo, tôi được cùng nông dân trải nghiệm những điều gần gũi, mộc mạc ở chốn ruộng đồng. Đó là những bài học bổ ích, là “tư liệu sống” cho trang viết, là những điều được chắt lọc từ sự dày dạn của người nông dân quanh năm một nắng hai sương.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định, cộng với giá lúa bấp bênh, chi phí sản xuất ngày càng tăng… Các địa phương trong tỉnh đã chủ động thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang rau, màu và cây ăn trái). Kết quả bước đầu cho thấy, các mô hình này cho hiệu quả kinh tế rất tốt.
Là đơn vị đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu nông sản chế biến đông lạnh ra thị trường thế giới với gần 50 năm kinh nghiệm, Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (Antesco) đã đồng hành, góp phần phát triển nông nghiệp An Giang sản xuất bền vững. Đặc biệt, thông qua mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ, công ty đã tạo việc làm, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả…
Núi Dài (huyện Tri Tôn) từng là vùng đất khó, nhiều đồi dốc, sỏi đá, kén cây trồng. Tuy nhiên, với sự cần cù, nhạy bén, nông dân đã biến vùng đất này thành những khu vườn sầu riêng tươi tốt. Cũng nhờ cây sầu riêng, mà nhiều bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng thuyết phục về hành vi giúp đỡ “có đi có lại” và kéo dài ở loài sáo đá châu Phi, thách thức những giả định lâu đời về sự hợp tác giữa các cá thể không có quan hệ huyết thống trong thế giới động vật.
An Giang có đầy đủ điều kiện tự nhiên và nguồn lực con người để phát triển mạnh ngành thủy sản, nhất là ngành hàng cá tra. Đây là sản phẩm chủ lực của vùng và quốc gia. Điều kiện tự nhiên và nguồn lực con người đang đặt ra cho tỉnh thời cơ lớn để vươn lên trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu thủy sản hàng đầu vùng ĐBSCL.
Vào mùa thu hoạch xoài, Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) không ồn ào, không rực rỡ, nhưng tất bật nhịp sống nông thôn. Ở đó, những người trồng xoài bận rộn với từng chuyến xe chở hàng, từng lần báo sản lượng để hợp tác xã (HTX) chào bán, và cả những kỳ vọng cho một mùa vụ bội thu. Vùng trồng xoài gắn liền với hướng phát triển nông nghiệp bài bản, hiện đại giữa miền Tây sông nước.
Những cơn mưa đầu mùa không thể cản bước chân ngày ngày ra “viện lúa” của nông dân Hoa Sĩ Hiền (xã Tân An, TX. Tân Châu). Mỗi lần gặp lại, ông đều có chuyện mới kể cho tôi nghe. Rỉ rả bên ấm trà sứt sẹo, mà sao câu chuyện lại tròn đầy đến lạ!